Mục Lục
Kỹ thuật nuôi tôm ao bạt – phương pháp nuôi tôm mang hiệu quả kinh tế cao. Thông qua việc lót bạt nhựa HDPE có khả năng chống thấm tốt, kháng hóa chất, chống chịu tốt ở môi trường ngoài trời. Giúp việc nuôi tôm kiểm soát tốt chất lượng nước ao, chất thải chăn nuôi. Nhờ đó ngăn ngừa tốt dịch bệnh, đồng thời tăng chất lượng tôm bán ra, rút ngắn thời gian nuôi trồng, cải thiện thu nhập của người nuôi tôm.
Là một mô hình nuôi tôm đã được giới chuyên gia đánh giá cao, đã được kiểm chứng qua nhiều dự án và đạt được hiệu quả cao trong năm 2019. Kỹ thuật nuôi ao bạt được ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Sintex hiểu được rằng, khi tiếp cận với một phương pháp nuôi tôm mới, nhiều hộ gia đình và các chủ đầu tư sẽ gặp những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, cũng như những vấn đề xoay quanh việc thi công, vận hành. Vì thế, chúng tôi đã vận dụng kinh nghiệm 10 năm trong công cuộc cung ứng sản phẩm bạt (màng) HDPE cho xây dựng nói chung và lót hồ tôm nói riêng để mang đến cho bạn những thông tin tổng quan nhất khi nuôi tôm ao bạt.
Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm ao bạt
Vận dụng những đặc tính cơ, lý hóa của màng (bạt) HDPE – Một loại vật liệu polyester có khả năng chống thấm cao, trơ hóa học với các hóa chất để lót đáy ao nuôi tôm. Bạn có thể xem chi tiết hơn về loại vật liệu này tại chuyên mục màng chống thấm HDPE. Với kỹ thuật thi công hồ tôm này, ao nuôi sẽ hoạt động với sự phân cách môi trường ao nuôi và môi trường đất bên ngoài. Đây cũng là vấn đề cốt lõi gây ra những khác biệt giữa kỹ thuật nuôi tôm ao bạt và truyền thống.
Trong kỹ thuật thi công ao tôm lót bạt HDPE, công nghệ xiphong hoạt động tốt, hỗ trợ cho chủ đầu tư kiểm soát chất thải nuôi tôm một cách hiệu quả. Tránh nhiều vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm trong quá trình nuôi.
So sánh ưu nhược điểm của kỹ thuật nuôi tôm ao bạt và kỹ thuật truyền thống
Bảng so sánh
Với góc nhìn tổng quan, Sintex đã liệt kê những ưu nhược điểm cơ bản của kỹ thuật nuôi tôm ao bạt và phương pháp nuôi truyền thống. Với mong muốn giúp bạn phần nào hình dung được lý do vì sao hầu hết hộ nuôi tôm hiện nay đã chuyển sang nuôi tôm với bạt nhựa.
Chi phí đầu tư
Từ bảng thông tin này, hẳn nhiều chủ đầu tư sẽ quan tâm đến vấn đề kinh phí đầu tư ban đầu cho một hồ tôm lót bạt. Thực tế thì nó không quá đắt đỏ như bạn nghĩ đâu, bởi sức hấp dẫn của phương pháp nuôi tôm này không chỉ nằm ở hiệu quả, mà còn ở vấn đề về tối ưu chi phí đầu tư.
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khoản kinh phí này là quy mô của hồ tôm và đơn giá bán bạt nhựa HDPE. Bạn có thể xem bảng giá bạt nhựa HDPE tại mục báo giá của chúng tôi, hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn giá nhé. Thông tin liên hệ được đặt ngay dưới cùng bài viết này thôi.
Lưu ý quan trọng khi nuôi tôm ao bạt HDPE
Trong nuôi tôm, kỹ thuật nuôi sẽ có phần khác nhau giữa các loại tôm khác nhau. Mỗi loại tôm sẽ có cấu tạo, tập tính ăn, lột xác, thời gian thu hoạch,…khác nhau. Ảnh hưởng đến lựa chọn phù hợp về phương pháp thi công ao nổi hay ao chìm. Tuy nhiên với lựa chọn nào thì bạn cần lưu ý 2 vấn đề khi áp dụng kỹ thuật thi công hồ tôm ao bạt HDPE, gồm:
Điều chỉnh môi trường ao nuôi trước khi thả tôm
Sau công đoạn lựa chọn giống nuôi, kiểm tra chất lượng giống nuôi và vận chuyển tôm đến ao nuôi. Bạn cần đảm bảo rằng mình đã điều chỉnh môi trường nước ao nuôi phù hợp về độ mặn, pH, nhiệt độ nước ao, tính toán mật độ nuôi chuẩn xác.
Chăm sóc và quản lý ao nuôi sau khi lót bạt nhựa HDPE
Sau 1 tháng nuôi, bạn nên tiến hành xiphong đáy ao định kỳ 4 ngày/ lần; phải xiphong đáy nhẹ nhàng, điều chỉnh van vừa phải, tránh để tôm bị hút theo ống xiphong ra bên ngoài. Hoặc ảnh hưởng đến phần bạt lót.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao, để nhanh chóng khắc phục vấn đề. Kiểm soát lượng nước trong ao. Do bạt HDPE có khả năng chống thấm cao, nếu có biến động lớn về lượng nước, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc hở mối hàn bạt, bạt bị rách. Cần xem xét và xử lý nhanh.