Mô hình nuôi tôm ao bạt nổi siêu thâm canh

Mô hình nuôi tôm ao bạt siêu thâm canh – Công nghệ nuôi tôm đang dần phổ biến tại Việt Nam. 20% – 30%  là con số cách biệt ấn tượng về sản lượng, thu nhập từ nuôi tôm giữa phương pháp nuôi ao nổi và ao chìm truyền thống.

nuôi tôm ao bạt nổi
Thi công hồ nổi – Sintex

Nếu bạn là người đang chuẩn bị nuôi tôm, hoặc đã có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm thì hẳn bạn cũng biết rằng, trong nhiều năm nay, công tác nuôi tôm tại Việt Nam gặp khá nhiều cản trở. Các hộ nuôi tôm không chỉ đối diện với các yêu cầu khắc nghiệt hơn về chất lượng tôm, đặc biệt là yêu cầu trong thị trường xuất khẩu. Mà còn nhiều vấn đề khác như giá cả thức ăn cho tôm leo thang, hay cả vấn đề về biến đổi khí hậu, dịch bệnh nhiều, cản trở quá trình sinh trưởng của tôm, khiến thu nhập của người nuôi tôm bấp bênh. Đứng trước những vấn đề này, các giải pháp nuôi tôm ứng dụng công nghệ được quan tâm nhiều hơn.

Hồ tôm lót bạt nhựa HDPE

Bằng cách nuôi tôm trải bạt nhựa chống thấm HDPE, nhiều vấn đề về dịch bệnh đã được cải thiện. Tuy nhiên, với mong muốn tối ưu năng suất và doanh thu, các chuyên gia đầu ngành đã có nghiên cứu mới với sự chuyển đổi mô hình nuôi tôm lót bạt ao chìm sang loại hình ao tròn nổi. Mô hình siêu thâm canh này đã mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ về sản lượng tôm khi thu hoạch.

nuôi tôm ao bạt nổi
Mô hình nuôi thủy sản trong hồ nổi

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về mô hình nuôi tôm này, hãy cùng Sintex tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm cũng như kỹ thuật thi công hồ nổi lót bạt này nhé.

Ưu nhược điểm của mô hình nuôi tôm ao bạt nổi

Kỹ thuật nuôi tôm ao bạt đã được ứng dụng từ hơn 20 năm trước, nhưng chủ yếu là nuôi ao chìm với phần ao đào sâu xuống sâu xuống đất từ 5m đến 7m. Đến nay, nhiều gia đình đã chuyển sang mô hình ao nổi, với những thông số vô cùng ấn tượng như:

  • Tỷ lệ nuôi thành công đạt khoảng 80 – 90%;
  • Năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha/vụ (quy đổi).
  • Mỗi năm có thể nuôi 3 – 4 vụ, năng suất 120 -150 tấn/ha/năm.

Ưu điểm

Sở hữu những ưu điểm vượt trội của mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao, như giữ cân bằng môi trường nuôi, giảm dịch bệnh tôm nuôi, xử lý chất thải tốt, chống ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm,…Bạn có thể xem chi tiết hơn tại mục Bạt lót hồ nuôi tôm.

nuôi tôm ao bạt nổi
Phương pháp nuôi tôm với năng suất cao.

Ngoài những ưu điểm này, thì mô hình nuôi tôm ao bạt còn có những ưu điểm nổi bật hơn ao bạt chìm truyền thống khi vận hành.

  • Trong nuôi ao bạt chìm thường rất dễ gặp trường hợp rút đáy bạt. Có góc khuất tại ao sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình tạo dòng cho ao nuôi. Nhưng ao tròn nổi sẽ không gặp phải những trường hợp như rút đáy bạt, hay không có góc khuất nên việc tạo dòng đạt được hiệu quả cao hơn.
  • Tiết kiệm diện tích hơn so với ao truyền thống, giúp gia tăng sản lượng tôm nuôi. Được xem là phương pháp nuôi tôm siêu thâm canh.
  • Chủ động hơn trong việc gia tăng kích thước ao trong tương lai.
  • Dễ dàng phân loại tôm nuôi ở những giai đoạn khác nhau bằng cách thi công nhiều ao nổi nhỏ. Điều này khá khó khăn và chiếm diện tích hơn so với phương pháp ao đào đất.
  • Mô hình hồ nổi lót bạt dễ dàng lắp đặt nên được ứng dụng nhiều trong các công trình nuôi thủy sản khác, hay trong các công trình nuôi cá cảnh, làm hồ cá Koi,…

Nhược điểm

Chi phí đầu tư cho hồ nuôi tôm lót bạt HDPE so với phương pháp truyền thống có sự chênh lệch khá lớn. Nhưng khi so sánh chi phí đầu tư mô hình nuôi tôm ao lót bạt chìm và ao bạt nổi thì rất khó nói, nó còn tùy thuộc vào vật liệu làm khung mà bạn lựa chọn.

nuôi tôm ao bạt nổi
Giảm thiểu chi phí với vật liệu khung ao giá rẻ.

Một trong những ý tưởng thi công hồ tôm với khung tre đã được nhiều hộ nuôi sử dụng, có hiệu quả về tính kinh tế cao, đã được lựa chọn thay cho khung thép. Nếu so sánh phương án này thì việc đào ao sẽ tốn kém hơn.

Có thể bạn quan tâm: Báo giá bạt nhựa HDPE

Kỹ thuật thi công ao tôm nổi lót bạt

Hệ thống ao tròn hoặc ao vuông được dựng bằng khung thép. Khung lưới sắt được bao ở mặt trong. Bạn có thể thay bằng vật liệu tre như đã nói ở trên. Tuy nhiên vấn đề về độ bền rất khó đảm bảo, đặc biệt phải đảm bảo tính toán về trọng lực và kỹ thuật thi công để không bị bễ dòng nước. Mặt trong của thành ao được lót bạt nhựa đen HDPE có độ dày giao động từ 0, 3mm – 1.0 mm, tùy vào điều kiện thi công và ngân sách người nuôi.

nuôi tôm ao bạt nổi
Không nên lạm dụng việc hàn thép khi thi công khung ao.

Công tác hàn bạt được thực hiện để liên kết các mối bạt ở các vị trí khác nhau. Cần lựa chọn phương pháp hàn phù hợp cho từng vị trí để đảm bảo chất lượng tối đa của bạt lót.

Với phần khung thép, sắt nên hạn chế mối hàn, để tăng tuổi thọ cho khung ao. Thay vào đó có thể sử dụng bắt nối chữ U, bulong tại có mối nối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.