Mục Lục
Cách làm túi biogas với giá thành hợp lý, sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ dễ dàng triển khai. Giúp tối ưu hiệu quả chăn nuôi và tận dụng những phế phẩm trong chăn nuôi.
Thuật ngữ túi biogas bắt đầu trở nên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các hộ gia đình chăn nuôi. Nhưng chúng tôi vẫn muốn khái quát lại một chút về khái niệm và tầm quan trọng của túi biogas trong mô hình chăn nuôi sạch.
Tầm quan trọng của túi biogas với ngành chăn nuôi
Biogas là gì?
Biogas hay còn gọi là khí sinh học, khí đầm lầy, là một hỗn hợp khí có thể cháy được và khi cháy tỏa ra một nhiệt lượng cao, nó được sinh ra từ sự phân hủy yếm khí các chất thải hữu cơ. Tức là khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí, chúng ta sẽ thu được biogas, là một hỗn hợp các khí: Metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydrosulphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được.
Tại sao người chăn nuôi nên sử dụng túi Biogas?
Làm Biogas là một phương pháp xử lý chất thải hiện đại, ít tốn kém lại cho hiệu quả cao. Các phế phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, thân lá cây, phân động vật được tận dụng để tạo ra nguồn cung khí đốt và điện năng cho sinh hoạt.
Túi biogas trong chăn nuôi có tác dụng bảo vệ được môi trường sinh thái, cải thiện vệ sinh chăn nuôi. Các chất hữu cơ phức tạp biến đổi thành các chất vô cơ sẽ ít gây ô nhiễm cho môi trường đất hoặc nguồn nước. Đảm bảo môi trường sống của gia đình và môi trường sống của vật nuôi. Hạn chế mầm bệnh cũng như mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi. Giúp đảm bảo vệ sinh chuồng trại; gia súc, gia cầm ít bị nhiễm bệnh hơn. Thỏa mãn điều kiện chăn nuôi sạch, tạo ra những sản phẩm vật nuôi chất lượng, tăng thu nhập cho hộ gia đình.
Tận dụng khí gas thu được từ hầm biogas để sử dụng trong đun nấu, phát điện và sinh hoạt.
Chất thải đầu ra thông qua hệ thống xử lý biogas là một nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, có giá trị, được dùng để trồng cây, nuôi cá…. Tối ưu hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình, đặc biệt là trong các mô hình vườn ao chuồng kết hợp.
Những cách làm túi biogas giá rẻ cho hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ
Cách làm túi Biogas bằng túi nilon
Mô hình Biogas bằng túi nilon áp dụng hiệu quả cho những hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ. Số lượng vật nuôi được khuyến nghị là: từ 5-10 con heo; gà tối thiểu phải nhiều hơn 50 con; Trâu, Bò từ 2-5con.
Là một giải pháp làm túi biogas với giá thành rẻ nhất hiện nay, chỉ dưới 2 triệu đồng/môhình. Tuy nhiên nhược điểm của của mô hình này sẽ là chất lượng không cao, thời gian sử dụng ngắn, dễ bị hư hỏng do điều kiện thời tiết, chuột bọ cắn phá…
Cách làm hầm biogas bằng gạch xây
Nếu quy mô chăn nuôi của gia đình bạn lớn hơn 20 con heo, 50 gà và 10 bò, và bạn luôn duy trì công việc chăn nuôi một cách liên tục, giải pháp túi biogas bằng túi nilon không thực sự hiệu quả. Dù chi phí đầu tư có thể tiết kiệm một chút, so với hương pháp gạch xây nhưng thời gian sử dụng thực tế quá ngắn sẽ khiến bạn hao phí nhiều chi phí cho sửa chữa, làm mới hệ thống biogas.
Làm hầm biogas với gạch xây là phương pháp truyền thống và được sử dụng khá rộng rãi từ ngày xưa nhờ chi phí thấp. Tuy nhiên những nhược điểm của mô hình này sẽ khiến bạn cân nhắc trước khi triển khai. Bao gồm: Khả năng chống thấm của hầm gạch có phần giới hạn, độ bền cũng không được đánh giá cao, sau một thời gian sử dụng, bề mặt hầm sẽ bị hở, nứt, hư hại, gây nguy hiểm cho môi trường và con người.
Khối lượng khí sinh ra không nhiều và độ an toàn thấp. Phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thi công, người thi công thiếu kinh nghiệm có thể khiến hầm bị công vênh, không kín gió, dễ bị hở khí gas…
Cách làm túi biogas với túi nhựa PE
Một trong những cách làm túi biogas hiệu quả về chi phí mà bạn có thể cân nhắc nữa chính là sử dụng túi nhựa PE. Với những ưu điểm là vận hành đơn giản, sửa chữa dễ dàng, không cần kỹ thuật tay nghề cao để lắp đặt, bạn cũng có thể tự triển khai tại nhà. Giá thành tuy cao hơn hai phương pháp đã đề cập ở trên nhưng nhìn chung không có quá nhiều cách biệt.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại túi nhựa này chính là dễ rách dưới tác động của động lực, và độ bền sẽ giảm nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì vậy nếu sử dụng giải pháp này, bạn nên thiết lập thêm hệ thống bảo vệ phía trên cho túi, giúp gia tăng tuổi thọ cho túi.
Cách làm túi biogas với màng HDPE
Màng HDPE hay còn gọi là bạt nhựa HDPE, là một loại vật liệu chống thấm hiệu quả, được ứng dụng trong các công trình xây dựng yêu cầu độ chống thấm cao. Vật liệu này không bị ảnh hưởng bởi hóa chất cũng như bị ô xi hóa do môi trường và các tạp chất, nên việc sử dụng nó để làm túi biogas là một giải pháp hiệu quả mà đại đa số các hộ gia đình hay doanh nghiệp chăn nuôi ưu tiên sử dụng.
Độ bền cao, an toàn và chi phí vô cùng hợp lý sẽ là những điểm cộng ấn tượng khi bạn cân nhắc lựa chọn màng HDPE cho công trình xây dựng hầm biogas.
Nếu bạn đang sở hữu một trang trại có quy mô vừa và nhỏ >>> Bạn có thể quan tâm đến giải pháp thi công hầm biogas với màng HDPE và bài viết dưới đây là dành cho bạn, đừng bỏ qua nhé.
>>> Quy trình thi công hầm biogas lót bạt nhựa HDPE – Sintex