Quy trình thi công hầm biogas lót bạt nhựa HDPE – Sintex

Thi công hầm biogas lót bạt nhựa HDPE là một phương pháp mang tính hiệu quả cao. Được nhiều hộ gia đình và nông trại ưa chuộng. Bên cạnh khả năng xử lý môi trường hiệu quả, ngăn chặn mùi, sự ô nhiễm, giải pháp hầm biogas với nhựa HDPE còn giúp tận dụng nguồn khí sinh học phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Nhờ những tính năng đặc thù như chống thấm nước, an toàn với môi trường, tính đàn hồi cao và khả năng kháng tia UV, giúp màng HDPE khi được ứng dụng trong làm hầm biogas luôn đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và độ bền.

thi công hầm biogas lót bạt
Màng chống thấm HDPE

Quy trình thi công

Giá thành đầu tư thấp hơn so với các phương pháp thi công hầm biogas khác không phải là ưu điểm duy nhất của phương pháp thi công hầm biogas bằng bạt HDPE, mà một ưu điểm nữa cũng vô cùng nổi bật là sự dễ dàng và nhanh chóng trong thi công. Tuy nhiên để có thể đạt được những hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn cần tuân thủ quy trình thi công màng, đặc biệt là trong công tác hàn.

Quy trình thi công hầm biogas lót bạt nhựa bao gồm 7 bước:

Đào hầm

Kích thước hầm thường sẽ được tính toán dựa trên diện tích đất, quy mô chăn nuôi, lượng chất thải mỗi ngày. Sau khi xác định được kích thước của hầm cần thi công thì tiến hành đào hầm theo đúng kích thước về chiều sâu, rộng và ngang.

Chuẩn bị mặt bằng.

Khi hầm được đào xong, cần đầm chặt mặt bằng và dọn dẹp sạch rác, sỏi đá, các vật nhọn, rễ cây. Do bạt nhựa rất dễ bị rách, thủng, nếu bị vướn phải các vật sắt nhọn.

Khâu xử lý mặt bằng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của bạt nhựa. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư thường không quan tâm đến việc dọn sạch sỏi nhỏ trên nền đất  vì nghĩ rằng sỏi đá sẽ không làm rách bạt. Nhưng thực tế thì phần sỏi chỉ không ảnh hưởng đến bề mặt bạt lúc mới lắp đặt. Nhưng sau khi đưa vào sử dụng, khối lượng chất thải bên trong hầm bạt tăng dần vào gây áp lực lên bề mặt bạt, lúc này bạt sẽ giãn ra tối đa và rất dễ bị rách nếu sỏi đá hằn lên lâu ngày. Những hư hại bạt ở đáy hầm thường gây khó khăn cho việc sửa chữa, bảo trì. Vì thế, để tránh những vấn đề hư hại trong tương lai, công tác xử lý mặt bằng cần được quan tâm nhiều hơn.

thi công hầm biogas lót bạt
Hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE

Chuẩn bị vật liệu và máy móc thi công

Vật liệu quan trọng nhất trong thi công hầm biogas lót bạt là bạt nhựa HDPE. Để thi công được phương án này bạn cần có sự chuẩn bị máy hàn nhiệt. Đồng thời cần có sự chuẩn bị nhân công để di chuyển và trải bạt, do phần bạt có khối lượng khá lớn.

Đánh dấu và đào rãnh chôn bạt HDPE.

Rãnh neo có chức năng là giữ và cố định phần bạt tránh tình trạng bạt bị lệch, đùn. Cần phải đào rãnh neo trước để sau khi lót bạt có thể đảm bảo công tác thi công đạt chuẩn.

Lót đáy bạt HDPE

Tiến hành trải bạt và hàn nối các mảnh bạt khác nhau. Đa phần các loại bạt nhựa hiện nay thường có quy cách khổ rộng là 7m, vì thế mà bạn cần hàn các tấm bạt lại với nhau nếu kích thước của hầm lớn hơn.

Sau khi trải bạt phải tiến hành chôn rãnh neo để cố định bạt, để bạt không bị phồng hoặc bị lệch khi công nhân di chuyển lúc hàn bạt.

Trong nhiều công trình bạn có thể tiết kiệm chi phí đầu tư hầm biogas bằng cách bỏ qua công đoạn lót bạt đáy hầm. Tuy nhiên giải pháp này thường không được khuyến nghị do rất dễ gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm ở khu vực xây dựng. Và điều kiện đất khu vực hầm phải thuộc lại không thẩm thấu nước, hoặc độ thẩm thấy thấp, nơi có ao hồ tù đọng.

Lắp đặt hệ thống ống ra – vào hầm.

Tiến hành lắp đặt hệ thống ống cấp thải và hút cận ra ngoài hầm theo thiết kế.

Lắp đặt ống thu khí để tận dụng nguồn khí sinh học được tạo ra từ hầm. Vật liệu làm ống có thể là HDPE hoặc PVC, được neo quanh thành hồ gần với mép taluy trước khi hàn mặt phía trên. Trong những công trình lớn, ống thu khí này được đục lổ và treo quanh thành hồ.

Phủ nổi màng HDPE

Phủ bạt HDPE lên trên hầm để tạo thành hầm biogas khép kín. Tiến hành đặt phao nổi để tạo khí.

thi công hầm biogas lót bạt
Phần bạt phủ nổi cần có độ dày từ 1mm trở lên.

Những lưu ý quan trọng khi thi công hầm biogas lót bạt nhựa

Lựa chọn loại bạt lót phù hợp

Để tiết kiệm chi phí thi công bạn có thể lựa chọn độ dày của bạt phù hợp theo yêu cầu sử dụng. Thông thường thì phần bạt lót đáy sẽ ít chịu tác động của áp suất khí hơn so với phần bạt phủ nổi nên bạn có thể sử dụng loại bạt mỏng hơn. Độ dày bạt được khuyến nghị khi lót đáy là từ 0.5mm- 0.75mm. Còn với phần bạt phủ nổi thì nên sử dụng bạt có độ dày ít nhất từ 1mm trở lên.

Sự cách biệt về giá của bạt nhập khẩu và bạt được sản xuất trong nước cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn loại bạt phù hợp.

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng của từng công tác thi công, đặc biệt là khâu hàn. Sử dụng kỹ thuật chuyên môn để kiểm tra các vị trí mối hàn. Nhiệt độ hàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. Trước khi hàn trên sản phẩm cần phải thử nghiệm trước nhiệt độ phù hợp.

Bảo trì hầm biogas định kỳ

Luôn theo sát và kiểm soát chất lượng của hầm biogas để đảm bảo công trình vận hành ổn định. Định kỳ bảo trì hầm và xử lý các vấn đề hư hỏng, rách bạt kịp thời. Với những công trình nhỏ, bạn có thể xả ống dẫn gas và cho dừng tiến trình sinh khí, và hàn nhiệt các mối thủng. Còn với những công trình lớn, việc xả khí và xử lý khí xả sẽ rất khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm cho gia đình và người xung quanh. Cần được xử lý bởi đội ngũ chuyên môn.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống hầm biogas lót bạt nhựa HDPE.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.