Giải pháp xử lý môi trường, thi công bãi rác lót bạt nhựa HDPE

Bạt nhựa HDPE đang dần trở nên quen thuộc hơn với ngành xây dựng nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó trong nhiều loại hình công trình khác nhau. Đặc biệt là trong xử lý môi trường và lót bãi rác, hầm chứa chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng.

Với ưu điểm chống thấm tốt, bạt HDPE giúp cho chất thải bên trong bãi rác, hầm chứa không bị thoát ra bên ngoài, giải quyết vấn đề xử lý rác mà không gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

Loại bạt nhựa HDPE thường được sử dụng trong thi công bãi rác

Thay vì sử dụng các loại bạt PVC thì bạt nhưa HDPE được ưa chuộng hơn. Bởi chúng có nhiều tính năng vượt trội hơn, như:

  • Tính mềm dẻo cao.
  • Khả năng chống thấm nước dường như tuyệt đối.
  • Chịu tác động ngoại lực tốt.
  • Hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao.

Bạt nhựa HDPE sử dụng lót bãi rác, bãi xỉ thường có độ dày từ 1mm – 2mm, tùy thuộc vào điều kiện thi công và yêu cầu cụ thể của từng công trình.

lót bạt bãi rác
Bạt nhựa HDPE sử dụng lót bãi rác, bãi xỉ thường có độ dày từ 1mm – 2mm

Ưu điểm của giải pháp xử lý môi trường, bãi rác bằng bạt nhựa

Giải pháp thi công công trình xử lý môi trường bằng bạt nhựa HDPE khá phù hợp với các công trình bãi rác tại các nhà xưởng, nhà máy, khu dân cư.  Với nhiều ưu điểm:

  • Giá thành hợp lý
  • Thi công nhanh
  • Đảm bảo yêu cầu về tuổi thọ

Biện pháp thi công lót bạt cho bãi rác

Biện pháp thi công lót màng chống thấm HDPE cho bãi rác, bãi xỉ, được thực hiện theo quy trình 4 bước:

Bước 1: San lấp, đào và đầm chặt mặt bằng

Bắt đầu công tác thi công bãi rác, hầm chứa với công tác đào, san lấp và đầm chặt mặt bằng theo đúng thiết kế và kích thước hầm được thiết kế trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị thi công

Tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của công trình mà bạn cần có sự chuẩn bị số lượng, chủng loại vật liệu, thiết bị thi công phù hợp. Với các công trình thi công bãi rác, bãi xỉ thì vật liệu quan trọng nhất là màng HDPE.

Chuẩn bị vật liệu phù hợp với yêu cầu của thiết kế công trình

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn màng HDPE bao gồm:

Ngân sách đầu tư: Loại màng HDPE càng dày sẽ đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của màng, tuy nhiên đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn về ngân sách.

Địa hình khu vực xây dựng: Tuy màng HDPE có độ đàn hồi tốt, có độ giãn dài cao nhưng nếu điều kiện địa chất khu vực xây dựng quá phức tạp, dễ bị xói mòn và biến động lớn thì cần sử dụng một loại màng có độ dày cao hơn để đảm bảo hoạt động tốt trong điều kiện địa chất.

Yêu cầu kết cấu của công trình: Những yêu cầu riêng về tuổi thọ, kết cấu của từng công trình cụ thể sẽ có sự khác biệt. Dù là cùng là công trình lót đáy bãi rác nhưng quy mô bãi trên 1000m2 thì nên sử dụng màng lót từ 1.5mm trở lên. Với bãi rác nhỏ cho các khu công nghiệp, nhà xưởng thì có sử dụng màng 1.0mm.

lót bạt bãi rác
Thi công lót màng HDPE

Chuẩn bị thiết bị thi công

Thiết bị hỗ trợ trải bạt nhựa nếu quy mô công trình lớn. Do trọng lượng của bạt rất lớn và thường có quy cách dạng cuộn lớn.

Thiết bị hàn bạt phù hợp. Tương ứng với hai phương pháp hàn sẽ sử dụng là hàn đùn và hàn ép nóng.

Bước 3: Thi công bãi rác trải bạt nhựa HDPE

Trong công trình bãi rác lót đáy bạt nhựa HDPE nên thi công 3 lớp.

  • Lớp 1: Lớp lót với vải địa kỹ thuật không dệt: Để phân tách lớp đất và bạt, giúp gia tăng chất lượng và tuổi thọ của công trình.
  • Lớp 2: Bạt nhựa HDPE: Tiến hành trải bạt và hàn các mối bạt. Trong lúc trải bạt cần lưu ý không làm rách bạt. Giám sát công nhân không được hút thuốc khi thi công tránh làm thủng bạt. Kiểm tra nhiệt độ máy hàn trước khi tiến hành hàn tránh hiện tượng hàn lỗi.
  • Lớp 3: Lớp phủ nổi: Để tránh ô nhiễm không khí, ngăn nước mưa, tận dụng khí sinh học, phục vụ cho sản xuất khi ứng dụng mô hình hầm biogas.

Bước 4: Kiểm soát chất lượng và sửa chữa những mối hàn lỗi

Những vị trí hàn đùn thường xuất hiện các vết hở, hoặc trong thi công công nhân có thể vô ý làm rách bạt, thủng bạt, nứt bạt. Quá trình kiểm tra chất lượng thi công hàn bạt nhằm chắc chắn công trình trước khi đưa vào sử dụng được đảm bảo về chất lượng. Tránh những tổn thất do công trình không đạt chuẩn.

Các phương pháp sửa chữa mối hàn phổ biến nhất là: hàn vá, hàn điểm, hàn đè, hàn nắp, hàn nhồi, hàn đỉnh,..

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.