Mục Lục
Hiện nay mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt đang dần phổ biến, trở thành giải pháp nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích cho nông dân và hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình này phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá được nuôi trong bể lót bạt với kỹ thuật đơn giản, thời gian thu hoạch nhanh, đảm bảo về chất lượng và trọng lượng của cá, giúp giá thành cao hơn.
Những điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Thi công bể nuôi cá đạt chuẩn
- Diện tích bể lót bạt
Thông thường bể nuôi cá lóc thường có diện tích từ 30 – 100m2. Đây là diện tích vừa đủ để có thể ngăn thành nhiều bể nhỏ, giúp chăm sóc tốt trong quá trình nuôi. Cũng như dễ tách cá có trọng lượng nhỏ ra bể riêng tránh việc ăn thịt lẫn nhau.
- Chiều cao của bể
Theo tiêu chuẩn nuôi trong thực tế, lượng nước phù hợp thường được duy trì ở mức 0.8 – 1m. Do đó, chiều cao của bể khoảng 1 – 1.5m là bạn đã có thể bố trí ống chống tràn. Bạn có thể lựa chọn sử dụng bể nổi hoặc bể chìm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
- Chuẩn bị nền đất
Đối với bể lọt bạt nuôi trồng thủy sản, yêu cầu quan trọng vẫn là bề mặt xây dựng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tạo độ bằng phẳng, đầm nện kỹ, mặt đáy có độ dốc về phía ống thoát nước để quá trình xả thải, vệ sinh bể được dễ dàng.
- Lót bể
Khi sử dụng bạt chống thấm lót bể, cần phải thi công cẩn thận tránh hư hại như rách, thủng bạt. Phía trên có làm lưới bảo vệ, tránh cho cá nhảy ra bên ngoài. Việc xây dựng mái che, hoặc lưới che sẽ giúp ổn định nhiệt độ của môi trường nuôi. Bên cạnh đó cần thiết kế ống thoát nước và cấp nước riêng biệt.
Xem thêm: Hướng dẫn là hồ cá bằng bạt HDPE
Tiêu chuẩn về cá lóc giống
Phân tách cá giống
Trong thực tế nuôi trồng thủy sản, cá lóc được nhận định là loài cá dữ, sức cạnh tranh thức ăn cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi và chăm sóc. Do đó khi lựa chọn con giống, bạn cần lưu ý khi thả giống, lựa chọn cá có đồng kích cỡ, phân tách các cá thể nhằm tránh việc ăn thịt lẫn nhau. Thường xuyên theo dõi, quan sát nhằm can thiệp kịp thời, tránh hiện tượng phân đàn trong một bể. Điều này sẽ quyết định năng suất nuôi của cả bể.
Lưu ý khi chọn giống
Việc chọn con giống chất lượng sẽ giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc, đầu tư và tạo ra cá thành phẩm đạt chất lượng. Vì vậy khi chọn mua giống, bạn nên lựa chọn những nơi bán có uy tín, hoặc cho sinh sản nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng.
Cá được thả vào bể lót bạt cần đạt các yêu cầu sau:
- Cá đồng cỡ.
- Không bị xây xát.
- Cá không có các triệu chứng bệnh.
- Cá bơi theo đàn.
- Cá có màu sắc đặc trưng của loài.
Chuẩn bị tốt nguồn nước nuôi
Một trong những lưu ý quan trọng khác mà người nuôi cần phải lưu ý là nguồn cấp nước cần đảm bảo chất lượng. Thông thường trước khi thả cá khoảng 4 ngày, bể lót bạt cần được cấp – xả nước nhiều lần. Quá trình ngâm xả này giúp làm sạch bể, loại bỏ tạp chất, xử lý mùi hóa chất có trên bạt.
Lượng nước được cho vào bể cần đạt tiêu chuẩn độ sâu 0.6m, được xử lý khử trùng. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dụng cho xử lý nuôi trồng thủy sản như: Avaxide, Fresh water, Virkon® A.
Tiếp theo, thêm nước vào bể cho đến khi đạt tiêu chuẩn 0.8 – 1m. Việc xử lý tốt nguồn nước nuôi sẽ giúp cho cá phát triển nhanh, hạn chế các mầm bệnh, tạo môi trường nuôi trồng tốt.
Thả cá lóc giống vào bể lót bạt
Việc thay đổi môi trường nước của cá rất dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt. Do đó, bạn cần canh thời gian thả cá lóc vào bể nuôi lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh thời tiết nắng nóng, hoặc có mưa.
Cá trước khi thả vào bể nuôi cần có các biện pháp xử lý nấm bệnh, loại bỏ ngoại ký sinh. Bạn có thể tham khảo các phương pháp tắm cá, hoặc sử dụng thuốc xử lý chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đây là bước vô cùng quan trọng, cần theo dõi kỹ để có biện pháp xử lý tránh việc gây sốc cho cá.
Mật độ thả cá lóc vào bể lót bạt
- Thời gian ban đầu: 120 cá thể/m2, cỡ cá lồng 8.
- Sau 1 tháng nuôi: mật độ 100 cá thể/m2, nên lọc cá đồng cỡ.
Môi trường nước nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Chất lượng nước sẽ quyết định năng suất và chất lượng cá. Để đảm bảo cho môi trường nuôi luôn đạt tiêu chuẩn. Bạn nên có lịch kiểm tra định kỳ môi trường nước nuôi, thường sẽ từ 1 – 2 lần/tuần, phân bổ thời gian như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng nhận thấy các hiện tượng bất thường trong bể nếu có.
Các yếu tố nên có trong bảng kiểm tra gồm:
- Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ của nước, thông số đạt chuẩn sẽ từ 28 – 30 độ C.
- Độ pH của nước: Tiêu chuẩn đối với các bể lót bạt nuôi cá lóc thường sẽ dao động từ 6.5 – 8.
- Lượng oxy hòa tan: Chỉ tiêu trong toàn hệ thống >3mg/l sẽ đảm bảo cho cá luôn ở trạng thái tốt nhất, sức ăn tốt, phát triển nhanh.
- Khí Ammonia: Hàm lượng khí NH3 – N trong bể không được vượt quá 1ppm.
Ngoài việc kiểm tra các chỉ số thường xuyên, bạn cũng nên xử lý nguồn nước trong bể nuôi định kỳ theo tiêu chuẩn.
- Thời gian: 1 tuần đến 10 ngày/lần
- Số lượng vôi: 2 – 3kg/100m3 nước trong bể lót bạt.
Thực hiện bằng cách hòa vôi vào nước, chờ lắng và lấy nước trong tạt đều khắp bể nhằm hạn chế mầm bệnh.
Nếu nguồn nước cấp cho bể lấy từ sông ngòi, kênh rạch có dấu hiệu ô nhiễm. Bạn cần có biện pháp xử lý trước khi vào bể lót bạt, cụ thể như sau:
- Thời gian: Cho nước vào ao hoặc bể lắng từ 2 – 3 ngày.
- Dùng thuốc xử lý: Có thể dùng Virkon® A 0,3ppm (3g/m3) sau mỗi lần thay nước mới để diệt mầm bệnh cho cá.
Chăm sóc cá trong quá trình nuôi
Phòng trừ các bệnh thường gặp khi nuôi cá lóc trong bể lót bạt:
- Bệnh lở loét: Định kỳ dùng vitamin C trộn vào thức ăn (5 – 10g/kg thức ăn).
- Bệnh trắng da: Khi vận chuyển cá không làm xây xát, không nên nuôi cá ở mật độ quá dày. Tránh các yếu tố gây sốc cho cá.
- Bệnh ngoại ký sinh trùng: Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2 – 3% (200 – 300 gram muối pha với 10 lít nước) trong thời gian 10 – 15 phút.
- Phòng ngừa giun sán: Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất vào khẩu phần thức ăn. Khi cá lớn định kỳ 1 – 2 tháng nên tẩy giun bằng Vime – Clean hoặc Hadaclean trộn vào thức ăn liên tục 3 – 5 ngày với liều 2 – 3g/kg thức ăn.
Lợi ích của việc nuôi cá lóc trong bể lót bạt
- Thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch cá thành phẩm.
- Dễ dàng làm vệ sinh trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch.
- Thời gian quay vòng thời vụ nhanh chóng.
- Bảo vệ môi trường bể nuôi cá lóc tốt hơn.
- Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống bể nuôi cá thấp hơn.
- Sản lượng cá thành phẩm ổn định và chất lượng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Đơn giá bán bạt chống thấm lót hồ cá