Nuôi tôm theo công nghệ khép kín lót bạt nhựa chống thấm

Công nghệ nuôi tôm lót bạt nhựa chống thấm đang dần thay thế mô hình nuôi tôm truyền thống. Bằng cách kiểm soát chặt chẻ nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh, độ pH và nhiều vấn đề khác trong nước nuôi bằng một hệ thống khép kín.

công nghệ nuôi tôm lót bạt
Nuôi tôm trong nhà kính

Hiệu quả của các vụ nuôi tôm theo phương pháp cải tiến này đã được kiểm chứng qua nhiều dự án tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Không chỉ giải quyết được bài toán dịch bệnh, tôm chết do thay đổi nhiệt độ nước đột ngột, hình thức nuôi tôm theo mô hình khép kín dùng bạt lót đáy và mái che ao còn giúp các hộ nuôi tăng số lượng vụ nuôi. Đặc biệt là những vụ nuôi vào mùa đông, mùa hè, mùa tôm khang hiếm, giúp sản phẩm sau thu hoạch có giá bán tốt hơn.

Quan trọng hơn, đây là một mô hình phù hợp để nuôi tôm xuất khẩu. Mô hình giúp hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất chăn nuôi, tạo ra tôm sạch, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường quốc tế.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam là đòn bẩy cho sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm hiện nay. Thúc đẩy nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên những vấn đề về biến đổi khí hậu, đất bị xâm nhập mặn đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các hộ nuôi. Thu nhập từ nuôi tôm trở nên bấp bênh hơn khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Để giải quyết những vấn đề này, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã được ra đời. Bao gồm:

  • Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
  • Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
  • Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
  • Mô hình nuôi tôm bán thâm canh
  • Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
    công nghệ nuôi tôm lót bạt
    Lót bạt ao nuôi

Công nghệ nuôi tôm lót bạt

Sự giống nhau trong các mô hình nuôi tôm hiện đại ngày nay là dùng bạt nhựa chống thấm để lót đáy ao. Loại bạt nhựa được dùng phổ biến nhất là HDPE – Loại màng chống thấm được dùng nhiều trong các công trình chống thấm thủy lợi, cầu đường, kênh rạch, công trình bể chứa công nghiệp,…

công nghệ nuôi tôm lót bạt
Sử dụng bạt HDPE cho công trình hồ tôm công nghệ cao.

Tính năng của loại bạt này đã được chúng tôi nói đến trong chuyên mục màng HDPE nuôi tôm. Bạn có thể xem chi tiết tại đây để hiểu thêm về lý do vì sao các mô hình cải tiến mới luôn ưu tiên sử dụng loại bạt nhựa này.

Trong công tác lót ao nuôi tôm, màng HDPE được sử dụng thường có độ dày từ 0.5mm -1mm. Có chi phí giao động từ 23.000đ – 46.000đ/m2. Cùng với đó là sự đầu tư về bạt lót là hệ thống xi phông đáy ao để xử lý thải và máy cung cấp oxi.

Mô hình nuôi tôm khép kín với nhà kính

Một trong những mô hình nuôi tôm đang được đánh giá cao về hiệu quả là mô hình nuôi tôm khép kín trong nhà kính. Sự khác biệt chính giữa kỹ thuật mới này và hệ thống canh tác truyền thống nằm ở khả năng kiểm soát nhiệt độ.

Nếu bạn là một chuyên gia nuôi tôm, bạn hẳn biết là nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng là từ 15 đến 34 ° C, và nhiệt độ nước phải trong khoảng từ 28 và 32 ° C. Thật khó để kiểm soát nhiệt độ ao nuôi khi khí hậu thay đổi đột ngột nếu không có sự can thiệp của công nghệ. Và nhà kính chính là một giải pháp quản lý môi trường ao nuôi hiệu quả đã được ứng dụng trong trong nghiệp nuôi tôm của các nước chuyên nuôi tôm như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan.

công nghệ nuôi tôm lót bạt
Nuôi tôm mô hình khép kín.

Vụ thu hoạch của tôm nuôi trong nhà kính sẽ được kiểm soát theo cách thu hoạch theo giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 50 -60 ngày nuôi. Giai đoạn sau 60 -70 ngày nuôi. Giai đoạn cuối từ 70-80 ngày. Giúp hộ nuôi kiểm soát giá bán tốt hơn.

Tôm nuôi trong nhà kính luôn được thu hoạch vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi có rất ít tôm trên thị trường. Vì lý do này, nuôi tôm trong nhà kính thành công hơn khi bán tôm với giá cao.

>>> Xem thêm: Nuôi tôm trong nhà bạt – Cải tiến công nghệ nuôi tôm lót bạt đáy ao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.