Mục Lục
Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng bạt (màng) chống thấm HDPE trong nuôi trồng thủy sản dần phổ biến nhờ tính linh hoạt và ưu thế về chi phí của loại vật liệu này. Đặc biệt là ứng dụng cho các ao, hồ nuôi cá, mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, cũng như đáp ứng được thời gian thi công nhanh. Bạn cần nắm được những lưu ý trong quá trình thiết kế, thi công bạt chống thấm hồ cá. Với chia sẻ trong bài viết sau, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích, cần thiết mà bạn đang tìm kiếm.
Lợi ích của bạt chống thấm hồ cá
Được công nhận là loại vật liệu thân thiện với môi trường, có tuổi thọ sử dụng cao, giá thành đầu tư thấp, mang lại hiệu quả sử dụng thực tế. Bạt chống thấm HDPE đã dần trở nên phổ biến trong các dự án nuôi trồng thủy sản hiện nay, được rất nhiều chủ nuôi lựa chọn sử dụng nhờ những lợi ích cụ thể sau:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản: Sử dụng bạt chống thấm giúp giảm các chi phí trong quá trình đào hồ, làm kè và mương dẫn nước, tiết kiệm chi phí bảo trì bờ bao sau khi sử dụng.
- Tiết kiệm diện tích đất: Tăng diện tích sử dụng do bờ taluy thẳng đứng.
- Giữ nước tốt: Nhờ đặc tính chống thấm, do đó tránh được sự mất nước do thẩm thấu, giảm chi phí bơm nước vào hồ. Đảm bảo lượng nước luôn đạt mức yêu cầu, duy trì mật độ cá thể theo mực nước thiết kế.
- Đảm bảo lượng oxy cần thiết cho ao, hồ cá: Màng chống thấm ngăn hiện tượng lắng đọng bùn xuống lớp đáy.
- Duy trì chất lượng nước và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn: Đáy hồ cứng, sạch đảm bảo thức ăn không lẫn vào bùn, vì vậy giúp tăng khả năng ăn của cá.
- Giảm các vấn đề về bệnh tật: Sử dụng bạt chống thấm giúp người nuôi dễ dàng vệ sinh hồ, tránh được các vấn đề về nhiễm bệnh.
- Thuận tiện trong quá trình thu hoạch cá: Thời gian thu hoạch nhanh chóng.
- Dễ dàng làm vệ sinh: Trong quá trình nuôi và thu hoạch, các chất thải và cặn bã có thể được phát hiện nhanh chóng và dễ dàng dọn sạch.
- Bảo vệ môi trường nuôi tốt hơn: Khi sử dụng bạt chống thấm, người nuôi dễ dàng lắp đặt hệ thống xả chất bẩn, đảm bảo chất lượng môi trường sống của cá.
Thiết kế hồ nuôi cá bằng bạt chống thấm HDPE chuyên dụng
Cũng giống như việc thi công hồ cá truyền thống, việc thi công hồ cá bằng bạt chống thấm cũng cần có thiết kế phù hợp. Điều này giúp người nuôi xác định được vị trí đặt hồ, từ đó tiến hành các bước thi công một cách nhanh chóng.
Một điểm lưu ý quan trọng khi thiết kế ao là thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Thông thường kích thước thuận lợi nhất là:
- Rộng: 500m – 1.000m2
- Sâu: 1.5m – 2m
- Bờ cao hơn mực nước trong ao khoảng: 0.5m
Bờ cần được thiết kế chắc chắn, tránh việc cá thất thoát. Ngoài ra khi thiết kế cần có hệ thống cấp và tiêu nước.
Tư vấn thi công bạt chống thấm hồ cá
Đào hồ
Ao nuôi cá trước khi trải bạt chống thấm cần phải được đầm phẳng, dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép. Mặt bằng sau khi chuẩn bị cần có sự sạch sẽ, độ phẳng cần thiết, không đọng nước, nền đất chắc chắn.
Thoát nước
Sau khi đào xong ao, hồ. Bạn có thể tiến hành thi công hệ thống thoát nước âm, đối với những hồ bạt nên sử dụng bíc thoát nước nhằm đảm bảo trong quá trình sử dụng không bị rò rỉ nước.
Làm rãnh neo bạt chống thấm hồ cá
Bạt chống thấm sẽ được cố định trên bờ bằng một rãnh neo xung quanh ao. Do đó khi thi công cần phải chú ý đến thông số về chiều rộng, chiều sâu theo như thiết kế và quy cách kỹ thuật. Mép bạt tiếp xúc với rãnh neo không được có những hình dạng lồi để tránh thủng, rách.
Tiến hành đo đạc lại
Việc tiến hành đo đạc lại một lần nữa giúp bạn xác định chính xác số lượng bạt cần dùng cho hồ.
Lót lớp bảo vệ
Nếu địa hình nuôi không được lý tưởng, không quá bằng phẳng và có nhiều sỏi thì bạn có thể tham khảo thêm một bước lót thêm lớp bảo vệ. Điều này giúp tăng độ bền, đảm bảo cho tuổi thọ của ao hồ được lâu hơn.
Trải bạt chống thấm HDPE cho hồ cá
Tùy thuộc vào diện tích của hồ mà bạn có thể lựa chọn phương pháp trải bạt phù hợp. Thông thường sẽ có các cách trải như sau:
- Đối với ao hồ có diện tích nhỏ, người nuôi nên sử dụng loại bạt liền tấm theo khổ có sẵn.
- Đối với ao có diện tích trung bình, có thể sử dụng bạt hàn sẵn ghép khổ.
- Đối với ao có diện tích lớn, người nuôi nên thi công trải hàn tại chỗ nhằm đảm bảo chất lượng thi công.
Các loại bạt trong nuôi trồng thủy sản và phương pháp hàn phổ biến hiện nay
- Bạt HDPE dày 0.3mm, khổ rộng 8m.
- Bạt HDPE dày 0.5mm, khổ rộng 8m.
- Bạt HDPE dày 0.75m, khổ rộng 8m.
Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, địa hình, diện tích, loại cá, cũng như chi phí đầu tư để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.
Phương pháp hàn
- Phương pháp hàn ép nóng.
- Phương pháp hàn đùn.
- Phương pháp hàn khò
Địa chỉ mua hàng uy tín
Với hơn 10 năm kinh nghiệm phân phối, cung cấp các sản phẩm bạt, màng chống thấm sử dụng cho các dự án nuôi trồng thủy sản lớn trên cả nước. Sintex là thương hiệu uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng tin dùng. Với đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, có thể xử lý đơn hàng số lượng lớn trong thời gian nhanh chóng. Cũng như hệ thống giao hàng đảm bảo có mặt ở các tỉnh thành trên cả nước.
Nếu bạn đang cần tìm một sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đạt tiêu chuẩn, thương hiệu quốc tế, giá cả ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.