Mục Lục
Thi công hồ chứa nước sinh hoạt, hồ chứa nước tưới tiêu với bạt nhựa HDPE là một giải pháp không còn xa lạ với nhiều người. Với chỉ số thấm K=10-12 ÷10-16cm/s cho thấy mức độ chống thấm của vật liệu này dường như là tuyệt đối. Đảm bảo yêu cầu trọng yếu nhất của các công trình hồ chứa.
So với phương pháp xây dựng truyền thống sử dụng cát, đá, xi măng thì việc ứng dụng công nghệ màng chống thấm HDPE có những ưu điểm và nhược điểm gì? Đây là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của người nông dân muốn xây dựng hệ thống trữ nước tưới tiêu hiệu quả, cũng như các hộ gia đình ở khu vực khô hạn cần xây dựng hồ trữ nước sinh hoạt.
Ưu điểm của biện pháp thi công hồ chứa nước lót bạt
So với phương thức truyền thống cần có sự đầu tư về thời gian, chi phí, kỹ thuật thi công, chống thấm phù hợp, thì biện pháp thi công hồ chứa lót bạt nhựa có những ưu điểm như:
- Chi phí nhân công thấp, do thời gian thi công ngắn. Nếu việc đổ bê cần có thời gian để bê tông khô thì việc thi công bạt chỉ cần lót bạt và hàn. Thời gian thi công có thể được hoàn thiện trong 1 ngày.
- Địa hình phức tạp của các khu vực đồi núi, khu vực có sóng ngầm sẽ là những thử thách lớn cho các công trình thi công bằng bê tông. Bởi địa hình thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông và ảnh hưởng chất lượng công trình. Trong khi đó, bạt HDPE lại có cường độ chịu kéo, khả năng chịu biến dạng cao, giúp vật liệu này có thể hoạt động tốt trong điều điện địa hình phức tạp.
- Một ưu điểm nữa là bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng với phương pháp lót bạt. Bởi công tác thi công bạt khá đơn giản, chỉ cần hàn các mối nối bạt lại. Nếu quá trình vận hành bạt bị rách có thể dùng máy hàn hoặc keo nhiệt để hàn lại. Khác với biện pháp hồ bê tông khi bảo hành sửa chữa thường phải tác động đến kết cấu.
- Độ bền bạt cao không thua kém gì phương pháp hồ bê tông dù được dùng lót hồ ngoài trời. Nhờ tính năng trơ với hóa chất và có khả năng kháng tia UV nên tuổi thọ hồ lót bạt dùng trong điều kiện này có thể lên đến 25 năm, tùy vào loại bạt và độ dày bạt được chọn.
- Là một vật liệu thân thiện với môi trường và con người. Bản thân loại chất liệu này không chứa chất độc hại và có thể trực tiếp sử dụng để chứa nước sinh hoạt, ăn uống. Vì thế biện pháp này hoàn toàn an toàn khi được dùng làm hồ chứa nước.
- Chi phí vật tư sử dụng cho biện pháp thi công bạt lót thấp hơn so với phương pháp bê tông. Do sử dụng ít loại vật liệu và chi phí mua bạt hợp lý hơn.
Nhược điểm của biện pháp thi công hồ lót bạt HDPE
- Công tác thi công cần tuyệt đối cẩn trọng tránh làm rách bạt, đặc biệt là khi bạn lựa chọn những loại bạt có độ dày thấp dưới 0.5mm. Mặt bằng thi công cần phải được dọn sạch các vật sắt nhọn để tránh trường hợp khi bơm nước vào, trọng lượng của nước sẽ tạo áp lực lên bạt, rất dễ làm rách bạt sau một thời gian sử dụng.
- Thông qua phương pháp hàn nhiệt, bạt sẽ nóng chảy và liên kết với nhau. Tuy nhiên nếu không điều chỉnh nhiệt độ phù hợp bạt có thể bị hỏng. Vì thế cần tránh tiếp xúc bạt với lửa.
Biện pháp thi công hồ chứa nước lót bạt nhựa HDPE
Bạt nhựa HDPE được thi công bằng phương pháp hàn nóng và hàn đùn. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những loại mối nối khác nhau. Cụ thể,
Hàn khép (hàn ép nóng): Sử dụng cho những mối bạt liền nhau, bằng phẳng. Thường được thực hiện bằng máy để giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Hàn đùn: Chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh.
Loại bạt sử dụng trong thi công hồ chứa
Loại bạt HDPE được sử dụng trong các mục đích lót hồ chứa nước tưới tiêu, hồ chứa nước sinh hoạt thường có dày từ 0.5mm đến 1.5mm. Độ bền của công trình sẽ phụ thuộc vào loại bạt được sử dụng.
Hiện nay trên thị trường, thông dụng nhất là các loại bạt có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Việc lựa chọn loại bạt nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Địa hình khu vực thi công hồ lót bạt
Một trong những ưu điểm của bạt lót hồ chứa nước là tính tùy biến cao, phù hợp với các địa hình khác nhau. Tuy nhiên mức độ biến động của địa hình sẽ khác nhau vì thế bạn cần lựa chọn loại bạt có độ dày phù hợp để đảm bảo tuổi thọ cho công trình.
Trong trường hợp địa hình bình thường bạn có thể sử dụng loại bạt mỏng được sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tại các khu vực có địa hình phức tạp thì nên sử dụng bạt nhập khẩu có độ dày từ 0.75mm đến 1mm.
Quy mô hồ chứa
Hồ chứa có quy mô càng lớn thì độ dày của bạt nhựa HDPE dùng lót hồ càng lớn.
Thời gian sử dụng
Những dự án được thi công để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, dự án tạm thời, ngắn hạn thì có thể lựa chọn loại bạt nhựa 0.5mm. Tuy nhiên với những dự án yêu cầu độ bền lớn thì cần sử dụng bạt từ 1mm trở lên.
Ngân sách đầu tư
Giá của bạt nhựa HDPE sẽ phụ thuộc vào thương hiệu, xuất xứ và độ dày. Vì thế ngân sách sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc lựa chọn loại bạt thi công.