Hướng dẫn cách làm ao ương cá bằng màng HPDE

Ao ương cá bằng màng HDPE – Trong quá trình ương nuôi cá giống, bên cạnh những yếu tố như quản lý chăm sóc, thức ăn,… Thì vấn đề về chuẩn bị ao ương cũng là một lưu ý quan trọng. Một môi trường nuôi tốt sẽ đảm chất lượng cá giống tốt, hạn chế mầm bệnh. Ngoài ra, chuẩn bị ao ương tốt còn giúp tạo môi trường sống giàu chất dinh dưỡng, tránh cho cá bị các động vật khác xâm hại, quá trình theo dõi chăm sóc cá con được hoàn thiện hơn.

làm ao ương cá bằng màng HDPE
Hướng dẫn cách làm ao ương cá bằng màng HPDE.

Tiêu chuẩn ao ương cá bằng màng HDPE

Trước khi ương cá, bạn cần xử lý và chuẩn bị ao một cách tốt nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Vị trí thuận lợi

Đối với những ao ương cá di động, bể ương nổi, ao vèo làm từ màng HDPE cần đảm bảo yếu tố linh hoạt, vị trí thuận lợi để có thể dễ dàng thi công lắp đặt, hoặc di dời khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cần bố trí mái che, để tránh các tác động xấu từ thời tiết như mưa, nắng, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến môi trường nước.

Có hệ thống dẫn – thoát nước nước

Với quy trình đạt chuẩn thì thời gian dẫn nước vào cần từ từ và cao dần mực nước. Cá con thích sống trong những vùng nước nông, sau một thời gian cho thêm nước vào để đảm bảo môi trường nuôi rộng rãi hơn. Đồng thời giữ cho chất lượng luôn sạch, tránh cá bị nhiễm bệnh.

Đảm bảo chất đáy thích hợp

Như bạn đã biết, chất đáy có tác dụng điều chỉnh độ béo của nước. Mức tốt nhất thường có độ pH trung bình từ 6 – 8, dễ dàng tạo ra môi trường nuôi tốt.

Nếu như chất đáy có độ pH thấp hoặc cao hơn thì khó tạo được màu nước, bạn nên xử lý bằng cách chọn bùn lót đáy ao. Độ dày khoảng 20 – 25cm là tốt nhất.

làm ao ương cá bằng màng HDPE
Đảm bảo chất đáy thích hợp.

Diện tích và độ sâu của ao ương cá bằng màng HDPE

Thông thường, diện tích của ao ương bằng bạt thường từ 500 – 800m2. Nếu diện tích quá lớn, quá trình quản lý chăm sóc sẽ rất khó khăn, cũng như điều chỉnh màu nước và xử lý khi có dịch bệnh chậm.

Hoặc nếu diện tích ao nhỏ thì lượng cá được ương nuôi ít, chất lượng nước thay đổi do môi trường sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nuôi.

Về độ sâu, chỉ cần từ 1m – 1.5m là ao ương đã đạt tiêu chuẩn, cá con thích hợp sống ở những vùng nước nông, gần bờ nên không cần tạo ao quá sâu.

Tạo bờ ao chắc chắn

Màng chống thấm HDPE được sử dụng rất nhiều trong các dự án nuôi trồng thủy sản, nhờ vào đặc tính kháng tia UV, có tuổi thọ cao, chống thấm tốt. Cho nên khi xử lý bờ ao với bạt HDPE bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ chắc chắn, không bị rò rỉ nước trong quá trình nuôi.

Đảm bảo lượng ánh sáng đầy đủ cho môi trường ương cá con

Đối với cá bột, thức ăn chính là các loại sinh vật phù du ưa sáng. Vì vậy, ao nuôi cần đảm bảo yếu tố ánh sáng đầy đủ, thoáng khí, song không nên để nhiệt độ quá cao ảnh hưởng. Giúp cho nguồn thức ăn của cá được phong phú hơn.

Quy trình làm ao ương cá bằng màng HDPE

Tạo khung và lót bạt ở vị trí thích hợp

Sau khi đã lựa chọn vị trí thích hợp, đóng cọc định lót mê bồ và bạt theo khung, chằng dây kẽm chắc chắn và có lớp lưới bảo vệ. Bạn nên lắp đặt ống chống tràn để giữ cho mực nước ổn định.

Vệ sinh ao ương cá bằng màng HDPE

Việc vệ sinh, tẩy ao là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong quá trình làm ao ương cá giống. Việc này giúp diệt các loại vi khuẩn, tảo gây hại. Thông thường người nuôi sẽ sử dụng phương pháp tẩy bằng vôi bột.

Tác dụng của việc này giúp loại bỏ côn trùng, ký sinh trùng hoặc trứng ếch nhái có hại trong bùn, giảm độ chua cho ao, giữ độ pH được ổn định, cũng như những chất khoáng có lợi cho cá trong bùn.

làm ao ương cá bằng màng HDPE
Vệ sinh ao ương cá bằng màng HDPE.

Bón phân lót cho cá

Nhằm mục đích tăng cường dinh dưỡng, tạo môi trường sống cho những sinh vật phù du làm thức ăn cho cá. Giúp số lượng cá ít bị hao hụt, sinh trưởng nhanh.

Bạn có thể chọn thời gian bón lót thích hợp khoảng một tuần trước khi thả cá, không nên bón lót quá sớm, tạo điều kiện cho các loài địch hại sinh sản.

Vào nước thích hợp

Quy trình cho nước vào ao ương sau khi bón lót rất quan trọng, giai đoạn đầu chỉ nên giữ mực nước khoảng 50 – 60cm. Tháo nước trước khi thả cá từ 1 – 2 ngày. Luôn kiểm tra chất lượng nước, lọc sạch các sinh vật gây hại cho cá.

Các bước thực hiện trên cần tiến hành thứ tự và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Công việc nên hoàn thành gần ngày thả cá con, không nên chuẩn bị quá sớm, sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại có thời gian sinh trưởng.

Cách thả cá vào ao ương bằng màng HDPE

Trước khi thả cá vào ao ương, bạn nên xử lý diệt ký sinh hoặc nấm. Chọn lọc kỹ lưỡng các cá thể có kích cỡ đồng đều, hạn chế việc ăn lẫn nhau. Thông thường sẽ áp dụng phương pháp tắm cá bằng thuốc có nguồn gốc Iodine theo liều lượng ghi trên bao bì.

Thời gian thích hợp thả cá vào ao trong khoảng 1 ngày sau khi lấy nước. Sau đó, thức ăn dư thừa của cá bột (bột đậu nành, cám…) sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tảo phát triển gây màu cho ao. Nếu sau khi lấy nước vào hơn 2 ngày vẫn chưa thả cá con thì nên tháo cạn nước, cải tạo lại từ đầu.

Mật độ thả cá được các chuyên gia khuyên áp dụng là từ khoảng 200 – 500 con/m2. Thời gian thả thích hợp vào buổi sáng sớm, hoặc chiều mát.

Chú ý trong quá trình thả cá vào ao ương bằng màng HDPE nên ngâm túi cá trong nước từ 10 – 15 phút để cá thích ứng với nhiệt độ môi trường, tránh hiện tượng sốc nhiệt, tiếp đó từ từ thả ra ao.

  • Cá con chứa trong bao ni lông: Cho bao cá vào ao khoảng 10 – 15 phút giúp cần bằng nhiệt độ trong và ngoài bao.
  • Cá con chứa trong các dụng cụ hở: Thêm nước ngoài ao vào dụng cụ chứa cá từ từ vài lần cho cá quen với nhiệt độ và môi trường nước trong ao. Sau 10 – 15 phút thì chuyển xuống ao. Lưu ý cho cá ra ngoài môi trường mới nhẹ nhàng, từ từ.
làm ao ương cá bằng màng HDPE
Cách thả cá vào ao ương.

Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý quan trọng khi thi công lót bạt nuôi cá

Chăm sóc và quản lý ao ương bằng màng HDPE

Môi trường nước

Thời gian: Việc quản lý và chăm sóc ao ương bằng màng HDPE cũng tương tự như những ao truyền thống. Chất lượng nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cần chú ý đến, hạn chế việc thay nước nhiều lần. Nên có lịch kiểm tra và chăm sóc định kỳ theo tuần. Lượng nước cho mỗi lần thay chỉ nên ở mức 30%, tránh cá bị sốc và để kích thích hoạt động bắt mồi của cá.

Nhiệt độ: Mỗi lần kiểm tra định kỳ bạn cũng nên kiểm tra nhiệt độ nước để điều chỉnh thích hợp, cần luôn đảm bảo ở mức 28 – 30 độ C.

Độ pH của nước: Những yếu tố như độ pH, khí Ammonia, hàm lượng oxy hòa tan, … cũng cần được kiểm tra và giữ ở mức cho phép.

  • Độ pH: Từ 6.5 – 8
  • Oxy hòa tan trong nước: >3mg/lit
  • Khí Ammonia (NH3-N): Không để vượt quá 1ppm.

Thức ăn và cách cho cá ăn trong ao ương màng HDPE

Thời gian 10 ngày đầu tiên

  • Thức ăn: Lòng đỏ trứng và bột đậu nành.
  • Cách cho ăn: Lòng đỏ luộc chín, đánh nhuyễn, hòa cùng nước và bột đậu nành.
  • Thời gian cho ăn: 3 lần/ ngày. 7 giờ sáng, 11 giờ trưa, 17 giờ chiều.

Thời gian từ 11 – 20 ngày

  • Thức ăn: Cám, bột cá và bột đậu nành.
  • Cách cho ăn: Trộn đều 3 loại thức ăn sau đó rải đều trên mặt ao.
  • Thời gian cho ăn: 3 lần/ngày. 7 giờ sáng, 11 giờ trưa, 17 giờ chiều.

Thời gian từ ngày 21 trở đi

  • Thức ăn: Bột cá và cám.
  • Cách cho ăn: Trộn đều bột cá và cám với tỉ lệ 1:1
  • Thời gian: Cho ăn ngày 2 – 3 lần. Cho ăn như vậy đến khi cá đạt kích cỡ giống khoảng 300 – 500con/kg.
làm ao ương cá bằng màng HDPE
Màng chống thấm HDPE thích hợp cho những dự án nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Có một lưu ý là bạn nên thêm Vitamin C với liều lượng 30 – 40mg/kg thức ăn. Sau khoảng 20 ngày, có thể cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp loại nhỏ, có hàm lượng đạm trên 30% để cá có sức khỏe tốt và chất lượng đạt yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.